Hút thuốc, một hành khách được chăm sóc đặc biệt trên máy bay

Ngăn cản không được, đã vậy vị hành khách người Đức đó lại nổi cáu và tấn công các tiếp viên hàng không khi cố ngăn không cho ông hút thuốc, ông đã bị khống chế và trói chặt ngay trên chiếc máy bay mà ông đang ngồi.


Ông Mathias Jorg bị trói vì hút thuốc và đánh tiếp viên hàng không trên máy bay. Ảnh: Daily Mail

Vị hành khách có hành động đáng xấu hổ nói trên được xác định là Mathias Jorg, 54 tuổi. Ông ta khiến chuyến bay sáng 2-1 kéo dài trong 7 tiếng rưỡi từ Singapore tới Brisbane (Úc) của hãng hàng không Emirates Air trở thành cơn ác mộng đối với đội ngũ tiếp viên và nhiều hành khách trên máy bay.

Được biết, sau nhiều lần cố tìm cách hút thuốc lá nhưng bị các tiếp viên phản đối, ông Mathias đã nổi quạu và tấn công tiếp viên xung quanh. Các tiếp viên hàng không phải rất vất vả mới khống chế được vị hành khách cứng đầu.

Một hành khách trên máy bay cùng với ông đã chụp lại được hình ảnh ông Mathias bị trói chặt cả 2 tay, 2 chân, xung quanh có rất nhiều thành viên phi hành đoàn.

Lúc 1 giờ chiều cùng ngày chiếc máy bay đã hạ cánh ở Brisbane, ngay lập tức ông Jorg được thành viên phi hành đoàn giao cho cảnh sát.

Trong phiên tòa diễn ra cùng ngày, ông Mathias bị cáo buộc hút thuốc trên máy bay và tấn công các tiếp viên hàng không. Hiện ông đã được tại ngoại sau khi đóng tiền bảo lãnh và cam kết nộp lại visa du lịch úc cho Cảnh sát Liên bang Úc. Phiên tòa tiếp theo sẽ được mở vào ngày 10-1.

Read More...

Mừng xuân du học – Đón lộc thành công cùng IDP

Mừng xuân 2014, IDP kính chúc quý Phụ huynh và các bạn Học sinh, Sinh viên năm mới vạn sự như ý và gặt hái nhiều thành công trong học tập và công việc.
Nhân dịp này, IDP dành tặng nhiều phần quà đặc biệt và ý nghĩa dành cho tất cả khách hàng khi đến các văn phòng IDP từ ngày 18/12/2013 – 24/01/2014.

Các bạn sẽ nhận 1 trong những phần quà sau:

- 1 phần quà năm mới khi đến tư vấn du học và cơ hội nhận 5.000.000 đồng lệ phí thủ tục xin visa khi nộp hồ sơ du học Úc tại IDP từ ngày 18/12/2013 – 24/01/2014 (*).

- Rút thăm trúng thưởng 1 phần quà bất ngờ và đặc biệt là Voucher du lịch Singapore trị giá 20.000.000 VND dành cho 2 người khi đăng ký ngày thi IELTS trước 30/04/2014*.

(*) Số lượng có hạn và áp dụng có điều kiện.

Chương trình như một món quà tri ân khách hàng đã và đang ủng hộ các dịch vụ của IDP. Chào đón một năm mới với nhiều hoài bão mới, IDP hy vọng những món quà ý nghĩa này sẽ khuyến khích các bạn HS-SV đạt được kết quả thi tốt nhất, đồng thời chấp cánh thực hiện ước mơ du học của mình.



IDP – Nhà tư vấn du học hàng đầu Việt Nam

Có mặt tại Việt Nam gần 20 năm, IDP Education là tổ chức tuyển sinh uy tín của tất cả học sinh có hoài bão du học ở Úc, Mỹ, Anh, Canada và New Zealand. Chúng tôi đã và đang hỗ trợ hàng ngàn sinh viên du học thành công qua việc cung cấp thường xuyên các thông tin hữu ích và chính xác để các bạn có thể đưa ra lựa chọn nền giáo dục thích hợp nhất cho bản thân. Đội ngũ tư vấn viên là những chuyên gia trong lĩnh vực này sẽ tư vấn phương án tốt nhất để bạn đạt được mục đích về học vấn và sự nghiệp; đồng thời hỗ trợ các dịch vụ cá nhân. Hơn nữa, tại IDP, chúng tôi đang điều phối các chương trình học bổng lớn về mặt số lượng và giá trị cho các cấp bậc học tại các thị trường chúng tôi làm đại diện. Sự tin cậy và thương yêu của các bậc Phụ huynh và các bạn HS-SV Việt nam là nguồn động lực giúp chúng tôi hoàn thành sứ mệnh của mình trong suốt những năm qua

IDP – Nhà tổ chức kỳ thi IELTS

Ngày nay, chứng chỉ Anh ngữ quốc tế IELTS đã trở nên phổ biến trên toàn cầu. Đây là tấm giấy thông hành giúp các HS-SV mở cánh cửa thế giới bước vào các nền giáo dục bậc nhất toàn cầu. IDP tự hào là trung tâm chính thức tổ chức kỳ thi IELTS tại Việt nam với nhiều lợi điểm dành cho thí sinh:

- Hướng dẫn kỹ năng làm bài miễn phí
- Đội ngũ giám khảo thân thiện và chuyên nghiệp
- Lựa chọn và đổi ngày/giờ thi linh hoạt
- Cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế
- Thư viện tự học với hàng ngàn đầu sách

Do đó, thi IELTS tại IDP đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu của hàng trăm ngàn thí sinh, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên khắp thế giới.

Read More...

Ước mơ được làm hộ chiếu

làm hộ chiếu - Có lẽ vì tôi đi hơi nhiều, nay đây mai đó, nên một số người thường hỏi tôi: Thế anh mang quốc tịch gì?

Nói theo luật và chiếu theo luật thì tôi là người có ba quốc tịch: Úc, Mỹ và Việt Nam. Úc vì tôi lớn lên ở Úc từ năm 14 tuổi nên đã có passport sau 3 năm định cư ở đó. Mỹ vì tôi sang định cư ở Mỹ vào năm 2005 và mặc dù hiện nay chỉ đi đi về về nhưng tôi đã vào quốc tịch từ năm ngoái.

Riêng Việt Nam, không những tôi đã được cấp passport mà theo bộ luật công dân hiện hành thì tôi vẫn được xem như là một công dân của Việt Nam cho đến khi, nếu muốn từ bỏ quốc tịch, tôi phải viết thư cho chủ tịch nước và đơn xin được chấp thuận.

Vậy mà lần nào vào Việt Nam tôi cũng phải xin visa. Và ngay cả khi có visa trong tay đã được cấp sau khi trả lệ phí $90 tại tòa đại sứ Việt Nam ở Washington, D.C., thì tôi vẫn không được cho vào Việt Nam. Ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất cách đây 5 năm về trước. Ðó cũng là lần cuối cùng tôi đặt chân về lại nơi sinh ra mình.

Tôi được cấp passport Việt Nam vì vào đầu năm 1985, ba tôi đã bảo lãnh chính thức mẹ và các chị em tôi sang Úc sinh sống. Lẽ ra nếu chiếu theo luật hiện hành của Việt Nam thì tôi phải tiếp tục được cấp hộ chiếu Việt Nam nay đã hết hạn. Và việc trở về Việt Nam lẽ ra không cần phải xin visa, là một đặc quyền như tất cả mọi công dân khác. Chứ không như bây giờ, phải xin, được cấp visa và sau đó thông qua một cửa ải khác (mà không một ai thông báo trước) thì mới được cho vào để thăm ông bà, bè bạn.

Mà nghĩ lại thấy cũng lạ. Nghịch lý này đâu chỉ xảy ra với riêng tôi mà nó được áp dụng với tất cả mọi công dân Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài. Nghe nói đâu lên đến hơn 3 triệu người. Hơn 3% dân số Việt Nam.

Vậy mà tôi chẳng thấy có ai nêu lên vấn đề này. Từ đảng cho đến dân. Ðể cuối cùng ai cũng a lê hấp tuân thủ chính sách của đảng, móc tiền túi trả cho đảng, để về được Việt Nam. Ðể đọc được nhan nhản ở mọi nơi đảng đang quyết tâm thực hiện một nhà nước pháp quyền đến ngần nào.

Thế mới lạ.

Nói như thế không có nghĩa là tôi đang có ý phàn nàn về việc tôi có hai, ba quốc tịch. Tôi cảm thấy rất may mắn là đằng khác. Mặc dù dĩ nhiên ước mơ của tôi là trong tương lai tôi sẽ sớm có dịp về sinh sống tại nơi sinh ra mình, nhưng hiện tại tôi vẫn cảm thấy rất hạnh phúc với cuộc sống và công việc mà tôi đang chọn.

Có hai quốc tịch Úc, Mỹ có nghĩa là phần lớn đi đến nơi nào trên thế giới, tôi cũng được chính quyền sở tại đối xử một cách văn minh hơn và tuyệt đại đa số các nước đều không buộc tôi phải xin visa trước cũng như ít khi tôi bị tra hỏi tại cửa khẩu qua nước họ để làm gì.

Không phải ai cũng có may mắn đó. Và thực tế hơn, không phải ai có tiền cũng có thể đến được một đất nước khác để thăm viếng mà không bị làm khó dễ. Nhất là đối với những công dân Việt Nam chỉ cầm trên tay độc nhất một passport Việt Nam.
Ngoại trừ 10 nước thành viên của ASEAN (trong đó có Việt Nam) không đòi hỏi công dân của họ phải có visa trước khi đi du lịch sang các nước thành viên khác, phần lớn các nước khác đều có những quy định khắt khe trong việc cấp visa du lịch Úc cho công dân Việt Nam. Ðặc biệt là các nước Mỹ, Úc, Canada.

Ngoài những thủ tục thường lệ như điền đơn, trả lệ phí, xin hẹn gặp phỏng vấn, các công dân Việt Nam còn phải chứng minh cho thấy họ sẽ trở về Việt Nam sau khi đi du lịch xong. Bất kể công việc của họ có sáng sủa hay cả gia đình vẫn đang ở Việt Nam hay không. Hay nhà cửa, tài sản họ có nhiều đến độ nào. Tôi biết mỗi ngày có rất nhiều đơn xin visa du lịch bị các tòa đại sứ bác mặc dù người nộp đơn hoàn toàn không có ý định ở lại.

Cái khổ chỉ vì họ cầm trên tay hộ chiếu Việt Nam.

Bởi thế tôi chỉ có ước mơ thế này. Ðó là trong một ngày không xa, tôi sẽ được cấp lại hộ chiếu Việt Nam. Và như mọi công dân Việt Nam khác, không cần hộ chiếu Úc, Mỹ, chúng ta sẽ dễ dàng đến được những nước khác. Ðể thăm viếng. Ðể học hỏi. Mà không bị cấm xuất, nhập cảnh như bây giờ. Hay bị tra hỏi hoặc từ chối thẳng thừng không cấp visa như hiện tại.

Chắc lúc đó cả tôi lẫn bạn đều sẽ hãnh diện mình là người Việt Nam lắm, có phải không?

Read More...

Đại sứ Zimbabwe xin tị nạn ở Úc

Đại sứ Zimbabwe tại Úc đã đề nghị Canberra được phép tị nạn ở Úc do lo ngại về an toàn cá nhân sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào tuần tới.

“Tôi không cảm thấy an toàn khi trở về Zimbabwe”, AFP ngày 28.12 dẫn lời Đại sứ Zimbabwe tại Úc Jacqueline Zwambila cho biết.

Đại sứ Zwambila cho biết bà mong muốn được Úc cấp visa du lịch úc cho phép bà có thể tiếp tục ở lại nước này cùng gia đình sau khi kết thúc nhiệm kỳ, nhưng vẫn chưa rõ Canberra có chấp thuận hay không.

Bà Zwambila cho biết một tòa án từng đe dọa bắt bà khi trở về nước và cáo buộc bà nợ một thương gia vài trăm USD. Nhưng bà Zwambila bác bỏ cáo buộc này.

Trả lời phỏng vấn báo đài Úc, bà Zwambila còn lên tiếng chỉ trích chính quyền Tổng thống Zimbabwe, ông Robert Mugabe, là “không hợp pháp”, gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 7.2013.

Ông Mugabe tái đắc cử Tổng thống Zimbabwe (nhiệm kỳ 5 năm) hồi tháng 7.2013.

Read More...

Thế giới tuần qua: Cựu Thủ tướng Israel Ariel Sharon qua đời

Ông Sharon là người kiên quyết mở rộng khu định cư Do Thái, nhưng cũng chính ông lại quyết định rút quân tại Gaza và Bờ Tây về nước.

Cựu Thủ tướng Israel, Ariel Sharon (Ảnh: AP)

Ngày 11/1, cựu Thủ tướng Israel Ariel Sharon đã qua đời sau 8 năm hôn mê vì một cơn đột quỵ năm 2006, thọ 85 tuổi.
Tại Israel, ông Sharon có lẽ là một chính khách gây nhiều tranh cãi nhất. Trên cương vị Thủ tướng, ông Sharon từng kiên quyết mở rộng các khu định cư Do Thái ở các vùng đất do Israel chiếm đóng. Tuy nhiên, năm 2005, ông lại có 1 quyết định gây sốc khi đơn phương rút binh lính và người Israel định cư tại Dải Gaza và Bờ Tây về nước.
Xem thêm: thủ tục xin visa du lịch Úc
Ông Sharon qua đời cũng đã gợi lên nhiều cảm xúc trái ngược. Các chính khách Israel đã ngợi ca cựu Thủ tướng Sharon là “một chiến binh dũng cảm” và là “một nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại của Israel trong lịch sử hiện đại”. Trong khi đó, Mỹ và các nước phương Tây ca ngợi ông Sharon là một người xây dựng hòa bình với dẫn chứng là ông đã theo đuổi việc đối thoại với người Palestine vào những năm cuối còn tại nhiệm.
Ngược lại, trước cái chết của ông Ariel Sharon, có rất ít buồn đau trong cộng đồng Palestine ở cả Bờ Tây và Dải Gaza. Ở Khan Younis thuộc Gaza, người ta thậm chí còn phát kẹo nhân dịp này và đốt các tấm poster chân dung cố Thủ tướng Israel.


Bức ảnh trên cho thấy hai chiếc tàu khảo sát Trung Quốc ở giữa bãi cạn Scarborough, vùng biển tranh chấp giữa Philipines và Trung Quốc, cách khoảng 124 hải lý ngoài khơi đảo Luzon (Ảnh: Reuters)

Trước việc chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ban hành biện pháp thực hiện lệnh ngư nghiệp Trung Quốc của tỉnh Hải Nam và thăm dò trên phần lớn diện tích Biển Đông, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, nhiều nước đã lên tiếng phản ứng trước quyết định phi lý này của Trung Quốc.
Ngày 10/1, trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những hoạt động trên của phía Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), không phù hợp với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông”.
Ngày 10/1, tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Philippines cũng cho rằng: Các quy định mới của Trung Quốc sẽ làm "leo thang căng thẳng không cần thiết, đồng thời làm phức tạp tình hình ở Biển Đông, cũng như đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực".

Trước đó, ngày 10/1 (giờ Úc), tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nhấn mạnh: “Việc thông qua những giới hạn như vậy đối với hoạt động đánh bắt cá của các nước khác tại những khu vực tranh chấp trên Biển Đông là hành động khiêu khích và nguy hiểm tiềm tàng. Những quy định đó dường như được áp dụng trong phạm vi vùng biển mà Trung Quốc gọi là đường chín đoạn. Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ giải thích hoặc cơ sở nào theo luật pháp quốc tế cho những yêu sách hàng hải mở rộng đó”.



Người biểu tình chống chính phủ tuần hành tại Bangkok (Ảnh: Reuters)

Sáng 11/1, hai tay súng không rõ danh tính đã nã đạn vào đám đông người biểu tình tại thủ đô Bangkok khiến 7 người bị thương. Vụ việc này làm dấy lên nguy cơ bạo lực sẽ tiếp diễn khi người biểu tình dự định sẽ bao vây thủ đô Bangkok trong tuần tới nhằm gây áp lực buộc Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra phải từ chức.
Trước cuộc đại biểu tình do phe đối lập phát động với mục tiêu "đóng cửa Bangkok", ngày 12/1, Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã yêu cầu tất cả các sỹ quan cảnh sát và quân đội thể hiện sự kiềm chế tối đa và không sử dụng mọi loại vũ khí để đối phó với người biểu tình.
Đại sứ quán Mỹ ở Bangkok khuyến cáo cư dân ở đây tích trữ tiền mặt, thực phẩm và nước uống đủ dùng trong 2 tuần. Trong khi đó, Tư lệnh lục quân Prayuth Chan-ocha thì cho biết, ông quan ngại về khả năng đụng độ bạo lực và thừa nhận một thực tế là ông không thấy có giải pháp nào giúp chấm dứt khủng hoảng của đất nước.



Tình cảm quyến luyến giữa bộ đội tình nguyện Việt Nam và nhân dân Campuchia (ảnh: vnmilitaryhistory)
Sáng 7/1, tại thủ đô Phnom Penh đã diễn ra mít tinh trọng thể kỷ niệm chiến thắng lịch sử lật đổ chế độ tàn bạo của Pol Pot.
Phát biểu tại lễ mít-tinh trọng thể với sự tham gia của hàng chục nghìn quần chúng nhân dân và bạn bè quốc tế, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Danh dự Đảng Nhân dân Campuchia, Samdech Heng Samrin khẳng định, nhân dân Campuchia đang được sống trong hòa bình và tiến bộ.

Tuy nhiên, toàn thể dân tộc sẽ không bao giờ quên giai đoạn đen tối nhất, chưa từng có trong lịch sử đất nước, dưới chế độ diệt chủng, khi trên 3 triệu người Campuchia đã bị tàn sát một cách có hệ thống, trong thời gian cầm quyền kéo dài 3 năm 8 tháng 20 ngày của Pol Pot và đồng bọn. Thảm họa diệt vong dân tộc hoàn toàn đã có thể xảy ra, nếu không có sự giải cứu kịp thời.

Chủ tịch Heng Samrin nhấn mạnh, trong bối cảnh đó, Đảng Nhân dân Campuchia đã đứng lên thống nhất các lực lượng kháng chiến dưới ngọn cờ của Mặt trận Đoàn kết Cứu nước Campuchia. Với sự ủng hộ của toàn thể nhân dân, và sự giúp đỡ vô cùng to lớn của bộ đội tình nguyện Việt Nam, quân đội của Mặt trận Đoàn kết Cứu nước Campuchia đã tấn công lật đổ chế độ Pol Pot ngày 7/1/1979.

35 năm đã trôi qua, nhưng chiến thắng lịch sử đó vẫn còn nguyên ý nghĩa to lớn đối với mọi thế hệ người dân Campuchia cũng như nhân loại yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới.



Đại diện các nhóm đối lập Syria tại Cordoba (Ảnh Reuters)
Dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, Nga và Mỹ, Hội nghị hòa bình Syria (Geneva 2) dự kiến sẽ diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 20/1 tới đây.

Trong khi chỉ còn hơn một tuần nữa sẽ diễn ra các cuộc đối thoại trực tiếp đầu tiên giữa lực lượng đối lập và Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, các nước phương Tây vẫn chưa thể thống nhất được các nhóm đối lập tại Syria.

Tại cuộc họp ở thành phố Cordoba của Tây Ban Nha ngày 10/1 các nhóm đối lập ra thông cáo đề xuất thành lập một Ủy ban phối hợp các nhóm đối lập, với mục tiêu tổ chức hội nghị quốc gia với sự tham dự của 1.000 người. Ủy ban mới sẽ không phải là một cơ quan chính trị và không thay thế cho Liên minh Dân tộc được các nước phương Tây và Arab ủng hộ.
Liên minh Dân tộc Syria đang có sự chia rẽ nội bộ nghiêm trọng nên đã phải hoãn việc có quyết định tham dự Hội nghị Geneva 2 hay không sang tuần tới.

Trong khi đó, chính phủ Syria cho đến nay vẫn khẳng định sẽ tham dự Hội nghị hòa bình Geneva 2 để “xây dựng một đất nước Syria đổi mới chỉ vì lợi ích của Syria”.



Nhà ngoại giao Ấn Độ Khobragade (Ảnh: heavy.com)

Quan hệ ngoại giữa Mỹ và Ấn Độ đang trong giai đoạn khủng hoảng sau khi Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ Devyani Khobragade ngày 19/12 bị bắt giữ với cáo buộc làm giả thủ tục xin visa và khai sai thông tin hợp đồng lao động của một người làm thuê cho bà.

Bà Khobragade đã bị một toà án ở New York xét xử ngày 9/1 nhưng sau đó đã được Washington cấp quyền miễn trừ ngoại giao đầy đủ và cho phép bà trở lại Ấn Độ ngày 10/1.

Ngay sau đó, New Delhi đã yêu cầu Mỹ rút một nhân viên ngoại giao đồng cấp với bà Khobragade của nước này khỏi Ấn Độ, một động thái được cho là làm leo thang căng thẳng về ngoại giao giữa hai nước.

Trước đó, ngày 8/1 Ấn Độ đã dỡ bỏ một hàng rào an ninh tại Đại sứ quán Mỹ ở New Dheli và yêu cầu Đại sứ quán Mỹ cung cấp tất cả chi tiết hợp đồng lao động của những người được các nhân viên ngoại giao Mỹ thuê giúp việc cho mình.
Trước những động thái ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao Mỹ - Ấn Độ, ngày 10/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết: Mỹ hy vọng Ấn Độ cũng sẽ có những hành động đáng kể để cùng với Mỹ khôi phục quan hệ ngoại giao, đưa mối quan hệ trở lại vị trí còn mang tính xây dựng hơn.

Read More...

Xuất khẩu lao động 'ảo' sang Úc dễ bị mất tiền

thủ tục xin visa du lịch úc - Hứa đưa người sang Úc với chi phí thấp bất ngờ, Ngô Thị Bách đã khiến nhiều người dân phải ôm cục nợ.

Ôm cục nợ

Nghe tin Ngô Thị Bách (SN 1985, trú tại thôn An Việt, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có khả năng đưa người sang Úc xuất khẩu lao động với giá rẻ bất ngờ, nhiều bà con trong vùng đến nhờ Bách giúp đỡ.

Chị Trần Thị Ngụ (SN 1961, trú tại xã Cẩm Thành) kể, tháng 3/2011, chị đến nhà Bách chơi. Tại đây, Bách tự giới thiệu có các mối quan hệ này nọ để đưa người sang Úc với giá 170 triệu đồng. Sau nhiều lần đắn đo, bàn bạc, chị Ngụ và gia đình quyết định nhờ Bách lo cho con trai thứ hai là Hoàng Văn Lực (SN 1986) đi Úc.

“Chạy vạy, vay mượn khắp nơi, cầm cố hết tài sản mới đủ số tiền Bách yêu cầu. Tháng 7/2011, tôi đưa cho Bách 170 triệu đồng, Bách viết giấy biên nhận và hứa sẽ đưa Lực sang Úc vào ngày 21/7/2011. Ấy thế mà đến nay lại ôm phải cục nợ, con thì không sang được Úc”, chị Ngụ bật khóc.

“Chúng tôi đã gửi đơn đi khắp nơi, tới chính quyền địa phương, công an huyện để cầu cứu, xin giải quyết. Đến nay, bà Bách đã không trả lại số tiền cho những nạn nhân bị hại mà còn ngang nhiên, vẩn vơ ngoài vòng pháp luật” - đơn tố cáo do bà Hoàng Thị Hoài gửi cơ quan chức năng.
Cũng rơi vào hoàn cảnh như chị Ngụ, chị Nguyễn Thị Giang (SN 1980, trú tại Cẩm Hà, Cẩm Xuyên), cho biết, do trước đó có quen biết với em của Bách, chị Giang được Bách giới thiệu đi Úc với giá 150 triệu đồng, hưởng mức lương gần 30 triệu đồng/tháng, thời hạn đi là 3 năm. Đang không có việc làm ở quê, vợ chồng chị Giang quyết định vay mượn tiền nhờ Bách lo cho chị Giang chuyến xuất ngoại. Ngày 18/7/2011, chị Giang đưa cho Bách 150 triệu đồng; Bách viết giấy biên nhận kèm theo lời hứa miệng là ngày 21/7 sẽ đi sang Úc.

Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, còn rất nhiều người là nạn nhân của Bách như, ông Trần Đình Tuấn (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên), bà Hoàng Thị Hoài (xã Thạch Lâm, Thạch Hà), trung bình mỗi gia đình cũng đưa cho Bách gần 200 triệu đồng.

Phải ở TPHCM, du lịch Thái Lan hàng tháng trời

Các nạn nhân của Bách cho biết, sau khi nhận tiền xong, cuối tháng 7/2011, Bách đưa những người này vào TPHCM để làm thủ tục sang Úc. Tuy nhiên, tại đây, mọi người không thể làm thủ tục để đi Úc vì không có thủ tục xin visa . Mọi người được Bách đưa về một nhà nghỉ trên đường Nguyễn Oanh (Gò Vấp, TPHCM). Lần nữa, Bách lại bảo mọi người cần thêm thời gian để làm lại giấy tờ. Lúc này, Bách cũng yêu cầu mọi người tắt điện thoại, không được liên lạc với người thân. “Sau khi hứa hẹn, Bách đi đâu không rõ, mọi người ăn rồi nằm trong nhà nghỉ chờ tin của Bách”, chị Giang nói.


Chị Nguyễn Thị Giang sau khi bị lừa phải làm tăng ca để trả nợ .

Chờ gần 2 tháng, chị Giang quyết định về quê. Ban đầu, Bách không cho về, nhưng trước thái độ dứt khoát của chị Giang, Bách đành chấp thuận với lời dặn dò về quê không được tiết lộ thông tin mọi người đang ở TPHCM. Một thời gian sau, Bách lại đưa mọi người sang Thái Lan rồi ngồi chờ trong một nhà nghỉ. Lại thêm gần 1 tháng không làm gì, chỉ ngồi chờ ở Thái Lan. Lúc này, mọi người biết là không thể đi sang Úc được, nên đòi về.

Nhiều nạn nhân liên hệ và tìm đến gia đình Bách, nhưng Bách luôn tìm cách lẩn trốn, kèm theo những lời hứa hẹn khất nợ từ lần này đến lần khác. “Một thời gian dài Bách thay đổi số điện thoại và trốn đi đâu đó tôi không rõ. Sau khi chúng tôi gửi đơn tố cáo, công an huyện Cẩm Xuyên triệu tập thì Bách có về và làm giấy cam kết sẽ trả nợ vào ngày 20/9/2013, nhưng đến ngày hẹn cũng không thấy đâu”, chị Giang nói.

Các gia đình nạn nhân đã làm đơn tố cáo vụ việc ra chính quyền địa phương Công an huyện Cẩm Xuyên đã mời các gia đình nạn nhân và Ngô Thị Bách đến để làm việc.

Trao đổi qua điện thoại với PV Tiền Phong, Ngô Thị Bách cho biết, đang dẫn khách đi tour du lịch ở Đà Nẵng, hẹn sau khi về sẽ trao đổi trực tiếp. Khi PV đặt một số câu hỏi liên quan việc tố cáo của người dân, Bách từ chối trả lời.

Trưởng Công an huyện Cẩm Xuyên, ông Nguyễn Khánh Toàn, cho biết: “Sau khi nhận được đơn tố cáo, cơ quan này đã triệu tập đối tượng Ngô Thị Bách đến làm việc. Tuy nhiên, vụ việc này phức tạp. Chúng tôi đang tiếp tục điều tra, làm rõ và sẽ thông tin sau”.

Read More...